Sponsored Links
|
(Đời Sống 24h) - Giá USD trên thị trường tự do đang dao động ở mức 19.020 - 19.060 đồng/USD, gần bằng giá niêm yết của ngân hàng 18.990 - 19.060. Ngay khi tỷ giá thị trường tự do gần tiệm cận với giá ngân hàng, giới đầu tư đã tăng mua khiến cho tỷ giá “nóng” trở lại.
Động thái trên của giới đầu tư được các chuyên gia tài chính lý giải là do họ kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng lên trong thời gian tới do áp lực của lạm phát và xuất khẩu vẫn giảm mạnh.
Tỷ giá sẽ ổn định ít nhất một, hai tháng
Trong khi tỷ giá liên ngân hàng vẫn được ngân hàng Nhà nước (NHNN) cố định ở mức 18.544 đồng/USD thì tỷ giá mua vào/bán ra niêm yết tại các ngân hàng lại có dấu hiệu hạ nhiệt, thấp hơn giá trần (19.100 đồng/USD).
Tỷ giá ngoài thị trường tự do cũng hạ nhiệt nhanh chóng và lao dốc rất mạnh, có thời điểm giá mua vào rơi xuống chỉ còn 19.100 đồng/USD, tiệm cận với giá niêm yết tại ngân hàng.
Đã lâu lắm rồi người dân và giới đầu cơ ngoại tệ mới được chứng kiến sự chênh lệch với biên độ nhỏ như vậy giữa giá USD trong hệ thống ngân hàng với thị trường chợ đen. Và giá USD đã giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm 2010.
Giải thích hiện tượng này, ông Nguyễn Thanh Hà, giám đốc phân tích kinh tế, công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) nhận định, lý do chính dẫn đến việc giá USD trong hệ thống ngân hàng hạ nhiệt nhanh chóng trong tuần qua xuất phát từ thông tin nguồn vốn FDI giải ngân trong tháng này khá lớn (lên tới 1 tỉ USD) và nguồn tin nội bộ trong hệ thống ngân hàng về định hướng của NHNN sẽ không phá giá VND từ nay cho tới cuối năm.
“Trên thực tế, trạng thái ngoại hối của các ngân hàng trong ba tháng qua luôn ở trạng thái dương (mua nhiều hơn bán). Lượng USD tồn đọng tại các ngân hàng từ đợt “găm hàng” kỳ vọng tỷ giá lên lần trước cũng còn khá nhiều.
Trong khi tỷ giá liên ngân hàng vẫn được ngân hàng Nhà nước (NHNN) cố định ở mức 18.544 đồng/USD thì tỷ giá mua vào/bán ra niêm yết tại các ngân hàng lại có dấu hiệu hạ nhiệt, thấp hơn giá trần (19.100 đồng/USD).
Tỷ giá ngoài thị trường tự do cũng hạ nhiệt nhanh chóng và lao dốc rất mạnh, có thời điểm giá mua vào rơi xuống chỉ còn 19.100 đồng/USD, tiệm cận với giá niêm yết tại ngân hàng.
Đã lâu lắm rồi người dân và giới đầu cơ ngoại tệ mới được chứng kiến sự chênh lệch với biên độ nhỏ như vậy giữa giá USD trong hệ thống ngân hàng với thị trường chợ đen. Và giá USD đã giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm 2010.
Giải thích hiện tượng này, ông Nguyễn Thanh Hà, giám đốc phân tích kinh tế, công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) nhận định, lý do chính dẫn đến việc giá USD trong hệ thống ngân hàng hạ nhiệt nhanh chóng trong tuần qua xuất phát từ thông tin nguồn vốn FDI giải ngân trong tháng này khá lớn (lên tới 1 tỉ USD) và nguồn tin nội bộ trong hệ thống ngân hàng về định hướng của NHNN sẽ không phá giá VND từ nay cho tới cuối năm.
“Trên thực tế, trạng thái ngoại hối của các ngân hàng trong ba tháng qua luôn ở trạng thái dương (mua nhiều hơn bán). Lượng USD tồn đọng tại các ngân hàng từ đợt “găm hàng” kỳ vọng tỷ giá lên lần trước cũng còn khá nhiều.
Hơn nữa, cầu USD hiện cũng không thật sự cao bởi lẽ các doanh nghiệp nhập khẩu trong ba tháng đầu năm nay thay vì mua USD đã quay sang vay USD để dành VND cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn cung liên tục được cải thiện trong khi cầu không thật sự mạnh mẽ đã khiến giá USD đang chịu sức ép giảm giá khá lớn”, ông Hà phân tích.
Tuy nhiên, thị trường ngoại hối vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn. “Nếu xuất khẩu không tăng thì sẽ ảnh hưởng tới tỷ giá ngoại tệ và khi ấy chính sách tỷ giá cần phải linh hoạt, điều chỉnh theo cung cầu thị trường sao cho ổn định.
Tuy nhiên, đứng trên góc độ kinh tế vĩ mô, tỷ giá nhiều khả năng sẽ ổn định ở mức thấp như hiện nay ít nhất là trong một đến hai tháng nữa, trước khi chênh lệch lãi suất cho vay giữa VND và USD có sự thay đổi cũng như tình hình nhập siêu cho những dấu hiệu căng thẳng hơn và xuất khẩu chưa có dấu hiệu phục hồi”, tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm, phó chủ tịch hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, nhận định.
Để dân tin tiền đồng
Có hiện tượng khi thấy giá USD ngoài thị trường tự do giảm mạnh giới đầu tư và người dân đã mua vào. Đặc biệt, hiện khá nhiều doanh nghiệp vẫn niêm yết giá bằng ngoại tệ trên website.
Dạo qua thị trường bất động sản, máy tính, máy ảnh trên các địa chỉ website của một s ố doanh nghiệp, sau khi bị cấm niêm yết giá ngoại tệ ở gian hàng, thì họ niêm yết trên trang web. Thực tế này là gì? Theo tiến sĩ Kiêm, hiện tượng này là do người dân và doanh nghiệp chưa tin vào tiền đồng và chính sách tỷ giá của NHNN.
Còn tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, phó chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, để chống đôla hoá nền kinh tế, trước hết Việt Nam cần phải ổn định lạm phát trong thời gian dài để xây dựng lại lòng tin của người dân với đồng nội tệ và hệ thống ngân hàng tuyên bố không nhận tiền gửi bằng ngoại tệ nữa.
Có thể Chính phủ tăng dự trữ bắt buộc của ngoại tệ lên thật cao. Như vậy ngân hàng thương mại sẽ dừng huy động USD hoặc giảm lãi suất huy động ngoại tệ tới mức thấp nhất có thể để không còn hấp dẫn với người dân nữa. Khi ấy, nếu ai có ngoại tệ thì sẽ bán đứt cho ngân hàng để tiêu bằng tiền nội tệ và tình trạng đôla hoá sẽ giảm.
Theo tiến sĩ Võ Trí Thành, phó viện trưởng viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, ngay từ năm 1994, NHNN đã ban hành quyết định cấm giao dịch, mua bán ngoại tệ trên thị trường Việt Nam, tuy nhiên, bài học cho thấy biện pháp hành chính không phát huy hiệu quả. Mấu chốt là phải ổn định kinh tế vĩ mô. Nhớ lại hồi đầu năm 2007, khi ấy ít có ai muốn nắm giữ ngoại tệ.
“Hiện nay người dân và giới đầu tư chưa tin vào đồng nội tệ và chính sách của Nhà nước. Chúng ta có nhiều chính sách mâu thuẫn nhau, ví dụ như muốn hạn chế ngoại tệ nhưng lại cho phép người dân gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, thanh toán bằng ngoại tệ…”, tiến sĩ Thành nói.
Đồng tình với quan điểm trên, tiến sĩ Kiêm cho rằng, thật khó để cấm nhưng có thể đưa ra chính sách, cơ chế. Tỷ giá phải hợp lý, linh hoạt sao cho đối tượng găm giữ ngoại tệ cảm thấy giữ cũng không có lợi.
Tuy nhiên, thị trường ngoại hối vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn. “Nếu xuất khẩu không tăng thì sẽ ảnh hưởng tới tỷ giá ngoại tệ và khi ấy chính sách tỷ giá cần phải linh hoạt, điều chỉnh theo cung cầu thị trường sao cho ổn định.
Tuy nhiên, đứng trên góc độ kinh tế vĩ mô, tỷ giá nhiều khả năng sẽ ổn định ở mức thấp như hiện nay ít nhất là trong một đến hai tháng nữa, trước khi chênh lệch lãi suất cho vay giữa VND và USD có sự thay đổi cũng như tình hình nhập siêu cho những dấu hiệu căng thẳng hơn và xuất khẩu chưa có dấu hiệu phục hồi”, tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm, phó chủ tịch hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, nhận định.
Để dân tin tiền đồng
Có hiện tượng khi thấy giá USD ngoài thị trường tự do giảm mạnh giới đầu tư và người dân đã mua vào. Đặc biệt, hiện khá nhiều doanh nghiệp vẫn niêm yết giá bằng ngoại tệ trên website.
Dạo qua thị trường bất động sản, máy tính, máy ảnh trên các địa chỉ website của một s ố doanh nghiệp, sau khi bị cấm niêm yết giá ngoại tệ ở gian hàng, thì họ niêm yết trên trang web. Thực tế này là gì? Theo tiến sĩ Kiêm, hiện tượng này là do người dân và doanh nghiệp chưa tin vào tiền đồng và chính sách tỷ giá của NHNN.
Còn tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, phó chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, để chống đôla hoá nền kinh tế, trước hết Việt Nam cần phải ổn định lạm phát trong thời gian dài để xây dựng lại lòng tin của người dân với đồng nội tệ và hệ thống ngân hàng tuyên bố không nhận tiền gửi bằng ngoại tệ nữa.
Có thể Chính phủ tăng dự trữ bắt buộc của ngoại tệ lên thật cao. Như vậy ngân hàng thương mại sẽ dừng huy động USD hoặc giảm lãi suất huy động ngoại tệ tới mức thấp nhất có thể để không còn hấp dẫn với người dân nữa. Khi ấy, nếu ai có ngoại tệ thì sẽ bán đứt cho ngân hàng để tiêu bằng tiền nội tệ và tình trạng đôla hoá sẽ giảm.
Theo tiến sĩ Võ Trí Thành, phó viện trưởng viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, ngay từ năm 1994, NHNN đã ban hành quyết định cấm giao dịch, mua bán ngoại tệ trên thị trường Việt Nam, tuy nhiên, bài học cho thấy biện pháp hành chính không phát huy hiệu quả. Mấu chốt là phải ổn định kinh tế vĩ mô. Nhớ lại hồi đầu năm 2007, khi ấy ít có ai muốn nắm giữ ngoại tệ.
“Hiện nay người dân và giới đầu tư chưa tin vào đồng nội tệ và chính sách của Nhà nước. Chúng ta có nhiều chính sách mâu thuẫn nhau, ví dụ như muốn hạn chế ngoại tệ nhưng lại cho phép người dân gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, thanh toán bằng ngoại tệ…”, tiến sĩ Thành nói.
Đồng tình với quan điểm trên, tiến sĩ Kiêm cho rằng, thật khó để cấm nhưng có thể đưa ra chính sách, cơ chế. Tỷ giá phải hợp lý, linh hoạt sao cho đối tượng găm giữ ngoại tệ cảm thấy giữ cũng không có lợi.
Theo DanTri.com.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét