Học phí đại học ngày càng tăng cao


(Đời Sống 24h) - Cứ đến hẹn lại lên, học phí các trường ĐH, CĐ lại tăng cao sau mỗi năm học. Không chỉ trường ngoài công lập, nhiều trường công lập cũng có mức học phí lên đến hàng chục triệu đồng/năm.

 Biểu đồ cho thấy mức học phí ngày càng tăng cao.

Năm 2010, học phí các trường ĐH có khoảng cách rất lớn, từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng. Trong đó không chỉ trường ngoài công lập, một vài trường công lập cũng đưa ra mức học phí lên đến hàng chục triệu đồng/năm.

Theo thống kê, trong năm học 2010-2011, học phí các trường ĐH ngoài công lập dao động từ 6 đến trên 100 triệu đồng/năm. Tiêu biểu là Trường ĐH quốc tế Sài Gòn thu 105 triệu đồng/năm đối với chương trình dạy bằng tiếng Anh và 42,5 triệu đồng/năm đối với chương trình dạy bằng tiếng Việt. Trường ĐH quốc tế RMIT thu khoảng 150 triệu đồng/năm.


Bên cạnh đó, nhiều trường ĐH ngoài công lập khác cũng có mức học phí khá cao. Trong đó Trường ĐH Kinh tế - tài chính TP.HCM sẽ thu đến 55 triệu đồng/năm (thông tin về mức học phí 14 triệu đồng/năm của trường này trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2010 là không chính xác).

Trường ĐH FPT có mức học phí gần 50 triệu đồng/năm. Thấp hơn chút ít là học phí Trường ĐH Hoa Sen với 19 triệu đồng/năm. Nhiều trường ĐH ngoài công lập khác tuy mức học phí chung dưới 10 triệu đồng/năm nhưng có một số ngành thu từ 11-15 triệu đồng/năm. So với năm 2009, học phí hầu hết các trường ngoài công lập đều tăng.

Ở khối trường công lập, các trường sẽ thu theo khung học phí chung. Tuy nhiên, một số trường có quy định mức thu riêng. Trong đó Khoa y (ĐHQG TP.HCM) năm đầu tuyển sinh nhưng có mức học phí khá cao, dự kiến 40-50 triệu đồng/năm.

Bác sĩ Quách Hữu Lộc - phụ trách đào tạo của khoa - cho biết hiện nay mức học phí vẫn đang xây dựng nên chưa công bố chính thức nhưng dự kiến sẽ nằm ở mức trên.

Theo ông Lộc, sở dĩ học phí cao là do khoa được xây dựng theo mô hình như Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM), đào tạo theo chương trình tiên tiến của nước ngoài (không giống bất kỳ chương trình đào tạo y khoa nào trong nước) - sinh viên sẽ được đào tạo theo chương trình tích hợp. Bên cạnh đó, khoảng 30% chương trình sẽ đào tạo bằng tiếng Anh.

Những trường ĐH bán công trước đây đã được chuyển sang công lập (tự chủ tài chính) có mức học phí dao động 4-7 triệu đồng/năm. Học phí bậc ĐH Trường ĐH Tài chính - marketing 5,5 triệu đồng/năm (CĐ 5 triệu đồng). Trường ĐH Mở TP.HCM học phí khoảng 4 triệu đồng/năm. Học phí Trường ĐH Tôn Đức Thắng dao động 4,4-7 triệu đồng/năm tùy ngành học.

Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng Trịnh Minh Huyền cho biết trong các chuyến trường đi tư vấn cho học sinh đều công bố mức học phí của trường. Mức học phí này giữ nguyên toàn khóa học chứ không tăng trong suốt bốn năm. Nếu có tăng thì sẽ tăng ở khóa sau vì trường tự chủ tài chính nên học phí trên được trường chi cho chi phí đào tạo, Nhà nước chỉ hỗ trợ vốn xây dựng cơ bản.

“Sở dĩ trường không công bố trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ là do Bộ GD-ĐT chỉ yêu cầu các trường ngoài công lập công bố mức học phí chứ không yêu cầu các trường công lập” - bà Huyền nói thêm.

Theo Tuoitre.vn

1 nhận xét:

Ân danh nói...
29 tháng 3, 2010

Tiền học phí của đại học kinh tế tài chính HCM sao lai cao đến ngất ngưỡng vậy?Nếu lỡ mà thi đậu rồi chắc cũng không có dủ tiền để học mất.

Đăng nhận xét

adadadawdawdădawdawda
 

Random Posts

Comments